Câu lạc bộ Người cao tuổi

Chia sẻ kiến thức chăm sóc người lớn tuổi

December 26, 2017 By quantrivien

Khô mắt ở người già – Làm sao để phòng bệnh

Người cao tuổi thường mắc chứng bệnh khô mắt. Điều nay gây khó chịu cho người già. Ngoài ra, tình trạng khô mắt kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cùng theo dõi một số biện pháp phòng bệnh khô mắt.

  1. Ngủ đủ giấc

Biện pháp này tưởng chừng là đơn giản nhưng không phải người cao tuổi nào cũng thực hiện được. Một ngày, người già cần ngủ đủ 8 tiếng. Ngủ đủ giấc, ngủ sâu, đôi mắt sẽ linh hoạt hơn. Không những thế, việc ngủ đủ giấc còn giúp người cao tuổi giảm đi các vết nhăn tuổi tác.

Ngâm chân nước nóng giúp các cụ ngủ ngon hơn
Ngâm chân nước nóng giúp các cụ ngủ ngon hơn

Tuy nhiên, người cao tuổi thường không dễ dàng đi vào giấc ngủ. Vì vậy, cần tạo không gian yên tĩnh, thư thái cho người già. Ngoài ra, ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ cũng giúp người cao tuổi có được giấc ngủ ngon.

  1. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A và omega 3

Vitamin A vẫn được coi là dưỡng chất hữu ích dành cho đôi mắt tinh anh. Để hạn chế tình trạng mỏi mắt, khô mắt, người cao tuổi nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A như: cà rốt, sữa, rau cải xanh…

Ngoài vitamin A thì omega 3 cũng được coi là dưỡng chất quan trọng cần bổ sung để giúp mắt được sáng hơn, giảm thiếu các bệnh về mắt. Người cao tuổi có thể bổ sung omega 3 bằng thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm tươi sống như: cá hồi, cá ngừ, dầu olive…

  1. Để cho đôi mắt nghỉ ngơi

Sử dụng máy tính, các thiết bị công nghệ hay đọc sách trong một thời gian dài cũng ảnh hưởng đến tình trạng khô mắt. Thế nên, sau khi sử dụng máy tính hoặc đọc sách 30 phút, người già nên để cho mắt nghỉ 20-30 giây. Điều đó giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều, tránh được tình trạng mỏi mắt và khô mắt.

  1. Đeo kính râm khi ra ngoài

Trong trường hợp người cao tuổi đi ra ngoài thì cần đeo kính râm để bảo vệ mắt. Không chỉ có tác dụng chắn bụi, kính râm còn cản tia UV có hại cho mắt. Do đó, kính râm là vật bất ly thân của người gia khi đi ra ngoài.

Trên đây một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện để phòng tránh bệnh khô mắt ở người cao tuổi. Các gia đình cần lưu ý để bảo vệ đôi mắt tinh anh của người già.

 

Filed Under: Chăm sóc sức khoẻ

July 20, 2017 By quantrivien

Bài học năm “không” ba “có” cho người cao tuổi

Để có cuộc sống thoải mái khi về già, người cao tuổi chỉ cần thực hiện năm “không” ba “có” dưới đây là được.

Có sức khỏe, đúng rồi, rất hay. Khỏe kiểu gì, làm gì cho khỏe? Ngoài việc thực hiện 1 số động tác thể dục đơn giản để cơ thể dẻo dai thì chịu khó đọc sách báo, tư duy để não khỏe, hạn chế bị lẫn, đãng trí.

“Có” thứ hai là có tiền, càng đúng nữa. Lao động cả đời nuôi con hết, nay còn “bóng dáng” gì của tiền bạc nữa đâu. Nuôi con là “trò chơi vô tăm tích” chứng minh mình không có tiền vì… nuôi con hết rồi thì khó ai nghe. Ai chẳng nuôi con? Già không có tiền mà để con cưu mang là bản thân cảm thấy mất hết cái oai, từ đó sinh ra tinh thần không thoải mái.

“Có” thứ ba là có bạn bè, cũng đúng luôn. Không có bạn bè dễ cô đơn, lại hay nghĩ linh tinh thành ra khổ hơn. Già mà được đi đâu đó, uống ngụm nước chè, nói dăm ba câu chuyện ngày xưa, ngày nay là đã sinh động lắm rồi.

Năm “không” lại càng hay hơn. Không bán nhà đi ở với con. Không trông cháu, chỉ chơi với cháu. Không ở chung mà ở gần. Không từ chối khi con cho tiền dù chỉ là một đồng (trời, làm như đứa con nào cũng chăm chăm biếu tiền cho cha mẹ không bằng). Không tham gia vào cuộc sống riêng của con.

người cao tuổi vui vẻ

Tính ra, đã có tới ba cái “không” khó lòng thực hiện. Đó là không trông cháu, phải có đến 99,99% các bà già Việt Nam không thực hiện được. Không ở chung mà chỉ ở gần, nghe thì dễ mà không dễ. Phải có nhà cửa hoặc thuê mướn ở gần. Bây giờ có khi một đàn năm đứa con thì ở tới mấy nước, mấy thành phố, mỗi người một ngả, đẻ cho lắm cuối cùng cũng ở một mình.

Ngay những đứa ở chung cũng còn nhiều chuyện lắm. Có phải ai già rồi vẫn còn khỏe, còn tự lực được, còn có tiền để mà độc lập đâu. Ở chung thì đụng với con dâu. Muốn con dâu không tìm cách gây chiến tranh với chồng đòi ra ở riêng thì bà mẹ chồng ít ra phải không được đau ốm để không phải hầu. Phải không được tỏ ra uy quyền với chồng con của con dâu (tức là con trai và cháu nội của mình), phải không được để con trai lo lắng cho mình hoặc tốn tiền của chăm sóc.

Lúc đó thì có tới cả trăm cái “không” mới hòng yên thân. Sống lâu quá chắc gì đã được hoan nghênh.

Cái “không” thứ năm (không can thiệp chuyện riêng gia đình con) rất văn minh, đúng đắn. Nhưng mà khỏi lo đi. Thời nay có muốn can thiệp cũng chẳng được, chúng có nghe đâu, mỗi thời mỗi khác rồi.

Những điều trên không phải dễ làm nhưng nếu làm được thì tuổi già sẽ ý nghĩa hơn.

Filed Under: Uncategorized

June 13, 2017 By quantrivien

Ở viện dưỡng lão, người già sẽ được chăm sóc tốt hơn

Tôi và bố mẹ tôi đã nghĩ và rất quan tâm đến vấn đề viện dưỡng lão cho người già ở Việt Nam từ khi bà nội tôi bị bệnh nhũn não, phải nằm liệt giường 18 năm trước khi chết. Mấy năm đầu, con cháu chúng tôi thay phiên nhau chăm sóc. Sau đó, bố mẹ tôi thuê một cô từ Bạc Liêu chăm bà ngày đêm do mẹ tôi sức khỏe suy yếu, không thể nâng được bà lên khi cần, còn tôi lập gia đình và đi xa.

Bà ngoại tôi cũng nằm liệt giường 1 năm trước khi chết. Cậu và dì tôi cũng thuê một cô bé từ quê lên trông bà vì cả hai phải đi làm suốt ngày. Mỗi lần tôi đến thăm đều thấy thương xót bà vô tận. Bà nằm ở một phòng trên lầu 3, hằng ngày cô người làm lên đưa cơm 3 lần. Còn mọi việc vệ sinh cá nhân thì hầu như không ai giúp đỡ nên căn phòng và giường luôn tỏa ra một mùi khai, thối hơn bất kỳ một nhà vệ sinh công cộng nào tôi từng gặp.

Tôi không trách cậu dì tôi vì họ phải đi làm rất vất vả, mỗi ngày đến tận khuya mới về, có khi qua đêm, nên lúc về đến nhà họ đã mệt lử, lại còn chăm sóc con cái. Những nguời con khác của bà đều ở xa, nên chỉ có thể về thăm 1-2 lần một năm. Cô người làm thì còn quá trẻ, nên sợ bẩn và không quen chăm người bệnh.

Mỗi lần bước vào phòng bà, tôi đều tự hỏi nếu bà được ở trong một căn phòng sạch sẽ, có người thăm hỏi, hẳn bà sẽ sống lâu hơn và con cháu đỡ xót xa hơn. Lúc đó bố tôi và tôi đã nghĩ đến việc lập một viện dưỡng lão cho người già, nhưng kế hoạch không được thực hiện, vì chúng tôi biết quan điểm về viện dưỡng lão ở Việt Nam còn có nhiều đối lập. Có thể rất nhiều nguời muốn gửi bố mẹ già vào viện dưỡng lão, có thể trả tiền cho dịch vụ này, nhưng dư luận xã hội sẽ ngăn cản họ.

Hiện tôi sống ở Mỹ. Bố chồng tôi mới được chuyển vào viện dưỡng lão, hằng ngày tôi đưa mẹ chồng đến thăm cụ. Tôi quan sát và thấy rất rõ những ưu điểm của viện dưỡng lão nên muốn chia sẻ cùng độc giả Việt Nam.

Hằng ngày vào mỗi buổi sáng, tất cả bệnh nhân đều được thay quần áo và vệ sinh cá nhân trước khi ăn sáng với sự giúp đỡ của hộ lý. Phòng ở có 2 giường cho 2 bệnh nhân hay là phòng riêng tuỳ theo số tiền bệnh nhân có thể trả. Sau khi ăn sáng, các cụ có thể nghỉ tại phòng hay tham gia sinh hoạt chung tại phòng cộng đồng, ở đó có TV, cờ tường, sách, tạp chí, cà phê, hoặc những trò chơi khác.

Tất cả các cụ đều được bác sĩ khám định kỳ thường xuyên. Vào mùa hè, vài ngày trong tuần, hộ lý đưa các cụ ra ngoài vườn hóng gió, ngắm cảnh. Mùa đông các cụ được xem phim, chơi trò đố chữ…

Tôi đến viện hằng ngày, nhưng chưa bao giờ có cảm tưởng đó là viện dưỡng lão hay bệnh viện, vì tất cả hành lang, phòng các cụ đều luôn rất sạch sẽ thơm tho và được trang trí đẹp mắt. Mỗi ngày lễ hội, viện đều tổ chức tiệc cho các cụ.

Vì trước khi vào viện dưỡng lão, chúng tôi đã tự tay chăm sóc, sau đó thuê người làm cùng chăm ông cụ, nên bây giờ tất cả con cháu và chính mẹ chồng tôi đều phải thừa nhận rằng ông cụ không thể được chăm sóc tốt như thế nếu như vẫn ở nhà. Lý do đơn giản là chúng tôi và người giúp việc đều không phải là hộ lý chuyên nghiệp, được đào tạo và có kinh nghiệm để chăm sóc nguời bệnh. Chưa kể đến con cái lại còn rất nhiều trách nhiệm khác như công việc, gia đình… Ở viện dưỡng lão, tất cả mọi việc đều được lập thành quy trình và được chuyên môn hóa, nên dịch vụ được đảm bảo tốt. Các loại bệnh khác nhau được chia ra các khu khác nhau để đảm bảo quy trình và thủ tục chăm sóc cho phù hợp.

Có lẽ khó khăn nhất của việc mở ra viện dưỡng lão ở Việt Nam bây giờ là sự cân bằng giữa khả năng chi trả cho dịch vụ này và chất lượng dịch vụ của viện dưỡng lão. Ở Mỹ, hầu hết người già tự trả cho dịch vụ này từ tiền tiết kiệm hoặc trợ cấp xã hội. Có một số người bán nhà rồi vào viện ở cho đến khi chết. Hằng ngày con cái vẫn đến thăm hỏi. Nếu bạn muốn tìm một viện dưỡng lão tốt ở Hà Nội, hãy đến thử Diên Hồng bởi tôi thấy không khác gì các viện dưỡng lão tốt ở nước ngoài.

Filed Under: Viện dưỡng lão

  • « Previous Page
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • Next Page »

Recent Posts

  • Có một thanh xuân mang tên Diên Hồng
  • Người thầy không đứng bục giảng
  • Học cách chăm sóc người cao tuổi chu đáo như ở Nhật
  • Khô mắt ở người già – Làm sao để phòng bệnh
  • Bài học năm “không” ba “có” cho người cao tuổi

Categories

  • Chăm sóc sức khoẻ
  • Tâm lý Người cao tuổi
  • Uncategorized
  • Viện dưỡng lão

Archives

  • September 2019
  • August 2019
  • January 2018
  • December 2017
  • July 2017
  • June 2017
  • May 2017
  • April 2017
  • January 2017
  • August 2016

Meta

  • Log in
  • Entries RSS
  • Comments RSS
  • WordPress.org

Copyright © 2022 · WordPress · Log in