Câu lạc bộ Người cao tuổi

Chia sẻ kiến thức chăm sóc người lớn tuổi

May 2, 2017 By quantrivien

Cách chăm sóc người già mất trí nhớ tại nhà

Người già mất trí nhớ đòi hỏi phải có người chăm sóc cả ngày. Cách chăm sóc người già mất trí nhớ tại nhà như thế nào để đảm bảo an toàn cho các cụ cũng được nhiều người quan tâm.

Đối với người cao tuổi khi càng về già thì não cũng già theo nên dễ quên, nhớ lẫn lộn thậm chí bị lú lẫn và mất hẳn trí nhớ. Bệnh nhân mặc dù còn đi lại được nhưng hoàn toàn không nhớ gì cả, không nhận thức về môi trường xung quanh, phải có người theo chăm sóc cả ngày.

Cách chăm sóc người già mất trí nhớ tại nhà về ăn uống sinh hoạt

Về ăn uống: Do lú lẫn, mất trí nhớ người bệnh thường không nhớ giờ ăn, không biết mình đã ăn chưa, đã uống nước chưa nên người nhà cần nhắc nhở giờ ăn, uống nước, uống thuốc. Đôi khi bệnh nhân chỉ thích ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy nên xen kẽ món ăn khác nhau, nhiều người còn quên cách dùng đũa, thìa có thể thay bằng món ăn cầm tay. Cần cho người bệnh ăn bữa phụ trong ngày do bữa ăn chính không đủ no.

Đối với việc vệ sinh cá nhân: Tắm rửa, cần chủ động nhắc nhở hoặc chuẩn bị đồ giúp người bệnh. Có thể người bệnh chỉ cần thay quần áo hằng ngày, mùa đông 3 – 4 ngày mới cần tắm. Cần chuẩn bị nước nóng hay lạnh cho phù hợp với thời tiết tránh cảm giác của người bệnh không chuẩn dễ bị bỏng hoặc lạnh. Cần sử dụng ghế ngồi để tắm, tránh té ngã.

cách chăm sóc người già bị mất trí nhớ

Đối với giấc ngủ: Giấc ngủ rất quan trọng với người lú lẫn, do vậy để ngủ ngon giấc ban đêm, nên khuyến khích bệnh nhân tham gia nhiều sinh hoạt ban ngày, tránh uống nhiều nước buổi chiều để hạn chế thức dậy tiểu đêm. Không nên lạm dụng thuốc ngủ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Không để cho ngủ ngày quá nhiều.
Quần áo của người bệnh cần đủ ấm về mùa đông, đủ mát về mùa hè. Cần quần áo rộng rãi, thoải mái khi mặc, ít cúc, khóa kéo rắc rối. Đối với giầy, dép dễ đi không dây buộc hoặc có vải dính.

Cách chăm sóc người già mất trí nhớ tại nhà về môi trường sống

Đối với phòng ngủ và nhà ở: Nhà ở, phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Phòng ở đầy đủ ánh sáng, ít đồ đạc, để dễ đi lại, tránh té ngã. Tất cả thuốc men, đồ điện, phích nước có nguy cơ gây bỏng, gây tai nạn cần để cao, có khóa tránh người bệnh tự lấy uống, sử dụng gây nguy hiểm đến tính mạng. Đối với phòng ngủ và trong gia đình nên treo ảnh kỷ niệm của bệnh nhân để kích thích trí nhớ. Treo đồng hồ, lịch chữ to để nhắc nhở ngày tháng, thời gian.

Về tinh thần: Gia đình, người thân, con cháu cần trò chuyện với các cụ thường xuyên để có sự giao tiếp giúp cho kích thích trí nhớ.
Nếu có điều kiện thay ổ khóa cửa mở cần chìa, gắn hệ thống báo động cửa ra vào. Cho người già mang vòng tay có ghi tên họ, địa chỉ, số điện thoại để lỡ có lạc giúp tìm được người thân.

Hi vọng rằng cách chăm sóc người già bị mất trí nhớ ở trên sẽ giúp ích cho các gia đình có người thân bị bệnh.

Filed Under: Chăm sóc sức khoẻ Tagged With: cách chăm sóc người già

April 26, 2017 By quantrivien

Cách chăm sóc người già tốt nhất

Tuổi càng cao thì sức khỏe ở người cao tuổi dần 1 yếu đi, chính vì vậy cách chăm sóc người già sao cho khoa học càng được chú trọng và quan tâm. Để chăm sóc sức khỏe cho người già là bạn phải hiểu được những nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu và cách phòng ngừa bệnh tật cho các cụ. Một số cách chăm sóc sức khỏe người già dưới đây bạn nên biết.

Cách chăm sóc người già từ dinh dưỡng

 

Người càng cao tuổi thì chức năng các cơ quan càng giảm dần. Loại bệnh mà người cao tuổi dễ gặp nhất là táo bón. Phân tồn trữ lâu ở trực tràng do cơ thể ít vận động, mắc bệnh táo bón lâu ngày mà không chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng phồng các tĩnh mạch vùng hậu môn gây ra trĩ…Vậy nên khi chăm sóc sức khỏe cho người già, chúng ta nên bổ sung thêm nhiều rau xanh và củ quả, những loại thức ăn mềm, trái cây chín mọng như: súp lơ chống ung thư và rất giàu vitamin, cà chua phòng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt… không những bổ sung chất xơ kích thích nhu động ruột mà còn giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn. Không nên ăn quá no nên chia ra thành nhiều bữa trong ngày để cơ thể có thể hấp thụ và tiêu hóa dễ hơn.

cách chăm sóc người già

Bên cạnh đó nên bổ sung thêm canxi và khoáng chất cho người cao tuổi vì người lớn tuổi dễ bị loãng xương và xương không còn dẻo dai và chắc khỏe. Các thực phẩm như sữa đậu nành, bột yến mạch, rau dền, rau cải ngọt, đậu cove… chứa nhiều canxi tự nhiên. Ngoài ra, nên khuyến khích cho người già tập thể dục, những bài tập nhẹ như đi bộ có thể giúp máu lưu thông lên não tốt hơn và phòng ngừa được các bệnh về tim mạch, huyết áp, rối loạn tuần hoàn não…

Ở người già việc uống cũng quan trọng không kém việc ăn. Cần phải khuyến khích người già uống nhiều nước có thể là ăn canh, uống nước sinh tố hay đơn giản là nước lọc. Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ bị táo bón, khô da. Việc chăm sóc người già không hề đơn giản, bạn không nên ép người già ăn quá nhiều mà nên chia nhỏ bữa ăn và thay đổi cách chế biến món ăn làm sao để họ có thể ăn 1 cách ngon miệng nhất và thoải mái khi ăn.

Cách chăm sóc người già từ giấc ngủ

Người ta thường nói với người già “Ăn được – ngủ được là tiên” vì người già thường hay mắc chứng bệnh khó ngủ, gây mất ăn, lo âu về lâu về dài ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Trong cách chăm sóc người già, chúng ta cần quan tâm đến cả giấc ngủ của người già. Ngủ không nhất thiết phải ngủ nhiều mà chủ yếu phải ngủ sâu giấc và ngủ 1 cách thoải mái. Các bài tập dưỡng sinh hay đi bộ sẽ giúp người già ngủ ngon hơn. Những người cao tuổi rất nhạy cảm về mặt tâm lý nên họ rất cần sự quan tâm chăm sóc của con cháu, ngoài việc chăm sóc về các bữa ăn cho người cao tuổi bạn hãy tạo cảm giác gần gũi thân thuộc, luôn vui vẻ, trò chuyện và làm các cử chỉ như nắm tay hay ôm…

Khi tuổi càng cao thì hệ miễn dịch thấp và sức khỏe thường giảm sút do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Sự lão hóa xảy ra ở từng tế bào của tất cả cơ quan làm cơ thể suy yếu. Khả năng miễn dịch kém là nguyên nhân khiến các cụ dễ bị nhiễm bệnh, đau ốm. Để tăng cường sức khỏe, người cao tuổi nên ăn đa dạng, cân đối các bữa ăn hàng ngày và cần đưa người già đi khám định kỳ. Ở những người cao tuổi thì ” ăn ngon, ngủ sâu” là điều quan trọng nhất.

Mong rằng với cách chăm sóc người già ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc người người thân ở nhà. Chúc các bạn thành công!

Filed Under: Chăm sóc sức khoẻ

April 22, 2017 By quantrivien

Cách chăm sóc người già nằm một chỗ

Loét da thường dễ xảy ra với những người cao tuổi ít vận động hoặc nằm lâu một chỗ. Sau đây là một vài cách chăm sóc người già nằm một chỗ

Người già phải điều trị bệnh lâu dài rất dễ bị loét da.

Loét da thường dễ xảy ra với những người cao tuổi ít vận động, người bệnh nằm lâu tại giường và có khuynh hướng dễ bị loét do tỳ đè đối với một số trường hợp như: người bệnh bị liệt, người bệnh gãy xương, chấn thương phải hạn chế cử động… Do đó, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để tránh gây ra tình trạng loét không đáng có.

Người bệnh nặng, người già, vận động đi lại rất khó khăn, bệnh nhân thường nằm một chỗ, do đó, sự đè ép của sức nặng cơ thể tác động lên da và tổ chức dưới da làm cho các mạch máu co thắt lại, hạn chế sự lưu thông máu và gây thiếu máu tổ chức. Tình trạng này kéo dài dẫn đến hoại tử tổ chức, nhiễm khuẩn. Đồng thời, loét có thể gây nên bởi lực trượt ở mặt da do di chuyển.

Cách phát hiện sớm vùng da loét

Phát hiện sớm các dấu hiệu của loét ép: vùng da tỳ đè ửng đỏ và sưng nề, không mất đi trong vòng 15 phút kể từ khi thôi không tỳ lên; tiến hành mát-xa, xoa bóp trong vòng 15-30 phút mà vết ửng đỏ không mất đi là dấu hiệu chuẩn bị loét vùng da đó. Các vùng da dễ bị loét là những nơi mà da sát xương, những điểm tỳ khi nằm, ngồi, đứng, đi như: vùng chẩm, vai, cùng cụt, mông, gót chân, 2 mẫu chuyển lớn xương đùi…

Ở giai đoạn đầu, vết loét hiện diện dưới dạng tử ban trên vùng da nhô xương hay vùng bị đè. Hầu hết ở giai đoạn này, loét có thể mất đi nếu không còn sự tỳ đè. Có thể khó nhận định đối với những người da sậm màu.

cách chăm sóc người già nằm lâu một chỗ

Ở giai đoạn nặng hơn, vết loét trên bề mặt có biểu hiện như một vết trầy, hố nông hay phồng giộp. Biểu hiện trên da có thể bị mất phần biểu bì, bì, hay cả phần bì và u mỡ. Các vết phồng rộp da thường gây cảm giác đau.

Nếu không được điều trị, chăm sóc đúng, giai đoạn tiếp theo vết hoại tử xuất hiện dưới dạng toàn bộ bề dày của da bị hoại tử có liên quan đến sự tổn thương hay mất mô dưới da, có thể mở rộng xuống phía dưới nhưng không sâu. Vết loét không được điều trị chăm sóc sẽ làm mất toàn bộ bề dày của da và có sự phá hủy rộng hơn, mô hoại tử, hay tổn thương phần cơ, xương hay các cấu trúc nâng đỡ và tổn thương có thể có sự ăn mòn, hay các đường rò. Phải mất hàng tháng hay hàng năm vết loét giai đoạn này mới có thể lành.

Cách chăm sóc người già nằm một chỗ như thế nào để hạn chế loét da?

Để hạn chế tối đa những yếu tố làm tăng quá trình loét da ở bệnh nhân cao tuổi, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân nằm trên giường lâu năm, 1-2 giờ phải thay đổi tư thế nghiêng, ngửa, sấp, lật người bệnh kiểm tra và làm vệ sinh như lau khô mồ hôi, làm mát vùng tỳ đè. Tư thế nằm ngửa cần có gối mềm kê ở các vùng thắt lưng, khoeo, gót. Tư thế nằm nghiêng cần có gối kê ở thắt lưng, gối ở gót. Tất cả các gối kê cần giữ tư thế sinh lý của cột sống, của chi và chống loét do đè ép.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thân thể người bệnh. Làm thoáng da và dùng một số bột chống ẩm xoa lên vùng thường xuyên bị đè, cọ sát nhiều của người bệnh. Người bệnh phải được nằm nơi thông thoáng và khô ráo, tránh ẩm mốc dễ tạo các vết loét; nên sử dụng nệm chống loét để lót cho bệnh nhân nằm, nệm chống loét có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự thông thoáng vùng da cọ sát, đồng thời giúp người chăm sóc đỡ phải thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân hay làm khô vùng da ẩm ướt.

Dự phòng loét rất quan trọng, người chăm sóc bệnh nhân nằm lâu cần lưu ý hàng ngày để hạn chế tối đa vết loét da. Nếu người bệnh đã bị loét, cần săn sóc, điều trị đúng quy cách để vết loét ép không tăng thêm mà làm cho quá trình lành vết loét nhanh chóng. Điều trị loét là quá trình kéo dài, thời gian tính bằng tháng, thậm chí là năm, cần phải kiên trì, theo dõi chặt chẽ mới đem lại kết quả theo ý muốn.

 

Filed Under: Chăm sóc sức khoẻ Tagged With: cách chăm sóc người già

  • « Previous Page
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • Next Page »

Recent Posts

  • Có một thanh xuân mang tên Diên Hồng
  • Người thầy không đứng bục giảng
  • Học cách chăm sóc người cao tuổi chu đáo như ở Nhật
  • Khô mắt ở người già – Làm sao để phòng bệnh
  • Bài học năm “không” ba “có” cho người cao tuổi

Categories

  • Chăm sóc sức khoẻ
  • Tâm lý Người cao tuổi
  • Uncategorized
  • Viện dưỡng lão

Archives

  • September 2019
  • August 2019
  • January 2018
  • December 2017
  • July 2017
  • June 2017
  • May 2017
  • April 2017
  • January 2017
  • August 2016

Meta

  • Log in
  • Entries RSS
  • Comments RSS
  • WordPress.org

Copyright © 2022 · WordPress · Log in